TỔ CHỨC XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC CAO THẮNG – HUYỆN KRÔNG PĂC

Lượt xem:


TỔ CHỨC XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT     TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC CAO THẮNG – HUYỆN KRÔNG PĂC

Trường TH Cao Thắng được thành lập vào ngày 20 tháng 11 năm Trường đóng trên địa bàn Buôn Kang-Xã Ea knuêc – Huyện Krông Păc – Tỉnh Đăk Lăk. Ngôi trường đến nay đã trải qua 14 năm hình thành và phát triển. Từ ngày thành lập, Nhà trường luôn được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo UBND huyện, Phòng Giáo dục Đào tạo Huyện Krông Păc; Đảng ủy, chính quyền và nhân dân xã Ea Knuêc và Ban đại diện Cha mẹ học sinh.

– Trường có quy mô 20 lớp với 427 học sinh, bộ máy tổ chức nhà trường đảm bảo đúng quy định của Điều lệ trường Tiểu học. Đây là một trường đặc thù của huyện Krông Păc có 100% học sinh là đồng bào dân tộc thiểu số Ê đê.

– Đội ngũ CBQL, giáo viên đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, có trình độ chuyên môn môn vững vàng, đạt chuẩn, đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.

– Chất lượng giáo dục nhà trường luôn luôn ổn định và được nâng cao hằng năm. Số học sinh không quá 35 em/ lớp, đảm bảo cho việc giáo viên tổ chức các hình thức dạy học linh hoạt và dễ dàng cho việc giáo viên có thể quan tâm đến  từng đối tượng học sinh.

– Trường có 100% học sinh là đồng bào dân tộc thiểu số Ê đê, giữa giáo viên và học sinh bất đồng ngôn ngữ, nên việc tiếp thu kiến thức của học sinh nói chung và môn Tiếng Việt nói riêng còn nhiều hạn chế, các em chưa mạnh dạn tự tin trong giao tiếp.

– Năm học 2021-2022 là năm học thứ hai thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông 2018, hiểu được tầm quan trọng của chương trình giáo dục phổ thông mới, trong những năm học qua,nhà trường đã xây dựng kế hoạch tăng cường tiếng Việt cho các lớp 1, 2 ngay từ đầu năm học, đồng thời tạo môi trường tăng cường tiếng Việt cho các em thông qua các tiết học, môn học, lớp học và hoạt động ngoài giờ lên lớp.

Nhà trường thực hiện tốt các giải pháp tăng cường tiếng Việt cho DTTS một cách linh hoạt, phù hợp với điều kiện của địa phương như: chuẩn bị Tiếng Việt cho trẻ trước khi vào lớp 1; xây dựng môi trường giao tiếp tiếng Việt trong và ngoài nhà trường; tích hợp rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt trong các môn học/hoạt động giáo dục khác; dạy học theo hướng tăng thời lượng môn tiếng Việt; xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động thư viện; tuyên truyền nâng cao nhận thức cha mẹ học sinh và cộng đồng về việc tăng cường Tiếng Việt cho HSTH vùng DTTS; xây dựng các lớp điển hình về tăng cường tiếng Việt giúp giáo viên có cơ hôi chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm. Triển khai dạy học theo tài liệu tăng cường tiếng Việt cho học sinh tiểu học vùng DTTS theo các tài liệu đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định, phê duyệt. Cử CBQL, giáo viên tham gia tập huấn dạy học Tăng cường Tiếng Việt cho các khối lớp 1,2,3.

– Chú trọng tăng cường nội dung đọc hiểu văn bản, mở rộng vốn từ, tăng cường từ vựng tiếng Việt, dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc gắn với giao tiếp. Thực hiện linh hoạt các giải pháp nâng cao chất lượng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh trong quá trình giảng dạy các môn học cho học sinh; thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu tiếng Việt, ngày hội đọc sách, thi kể chuyện, duy trì thư viện góc lớp, thư viện xanh, thư viện lưu động . Tổ chức dạy tiết đọc thư viện để các em tiếp cận sách, truyện, giao tiếp giữa thầy và trò, giữa trò và trò để phát triển ngôn ngữ tiếng Việt. Ngoài ra giáo viên khai thác, sử dụng tài liệu, học liệu, tranh ảnh, băng đĩa về tăng cường tiếng Việt  và chú trọng việc trang trí lớp với góc học tập, góc tăng cường tiếng Việt,  góc ngôn ngữ tiếng Việt; trò chơi học tập, giao lưu tiếng Việt của chúng em …  nhằm giúp các em có cơ hội trao đổi, giao lưu nhằm phát triển năng lực sử dụng tiếng Việt, vốn tiếng Việt thêm phong phú hơn.

Tổ chức triển khai các hoạt động trải nghiệm trong và ngoài nhà trường, có lồng ghép nội dung tăng cường tiếng Việt. Tạo môi trường tăng cường Tiếng Việt trong lớp và ngoài lớp học. Đa dạng hóa các hình thức trong việc tạo môi trường tăng cường tiếng Việt ở điểm trường lẻ, giáo viên khai thác được triệt để môi trường giáo dục hiện có để thực hiện TCTV cho học sinh. Vận động, tuyên truyền, động viên, khích lệ, khen ngợi học sinh kịp thời nhằm tăng tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần và giảm tỷ lệ học sinh bỏ học. Tuyên truyền, hỗ trợ cha mẹ học sinh và cộng đồng tích cực sử dụng tiếng Việt để giao tiếp với trẻ khi trẻ ở nhà nhằm tạo môi trường giao tiếp bằng tiếng Việt.

Xây dựng một ngôi trường hạnh phúc đem lại nhiều niềm vui và những điều tốt đẹp cho học sinh, để học sinh thật sự cảm nhận “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Đảm bảo môi trường lành mạnh, thân thiện, an toàn, tạo điều kiện để mỗi học sinh có cơ hội bình đẳng trong học tập và phát triển những năng lực sẵn có của từng cá nhân, giúp học sinh hình thành và phát triển những nhân tố căn bản, đặt nền móng cho sự phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nề nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt. Phấn đấu năm học 2021-2022 có 100% học sinh lớp 1,2,3 hoàn thành tốt và hoàn thành môn Tiếng Việt, tạo bước đệm cho việc thực hiện nhiệm vụ học tập các môn học ở các lớp tiếp theo.

Nhìn lại những năm học qua, chúng tôi rất đổi tự hào về những kết quả nhà trường đã đạt được. Ngôi trường có 100% học sinh dân tộc thiểu số, còn nhiều khó khăn của huyện Krông Păc nhưng đã vượt khó vươn lên, xây dựng môi trường dạy học Tăng cường Tiếng Việt để học sinh tham gia học tập tích cực. Điều đó chứng tỏ sức mạnh đoàn kết quyết tâm đồng lòng của tập thể CB GV,NV nhà trường đã mang lại thành công hôm nay. Sự nhiệt huyết của các thầy,cô giáo đã truyền cảm hứng đến mỗi học sinh,là động lực để các em cố gắng phấn đấu vươn lên trong học tập và rèn luyện, mang lại vinh quang và tự hào cho nhà trường, chắp đôi cánh ước mơ của các em bay cao, bay xa hơn nữa để các em trở thành những công dân có ích cho xã hội xứng đáng là con ngoan trò giỏi, là những học sinh yêu quý của trường TH Cao Thắng thân yêu.

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

 

 

                                                                            Võ Thị Thu Hằng